Hotline: 0901 333 689 | Mail: datvietmedi@gmail.com
Xét nghiệm miễn dịch là một trong những xét nghiệm thường quy, được chỉ định cho nhiều mục đích khác nhau như phát hiện nhiễm khuẩn, dị ứng, tầm soát ung thư hay thậm chí là thử thai. Do đó, các chỉ số xét nghiệm miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng, giúp bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những chỉ số phân tích miễn dịch cần thiết liên quan đến một số bệnh cần quan tâm!
Tham khảo:
Trong y khoa, một số tác nhân gây bệnh hoặc chất có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm miễn dịch. Khi cơ thể bị nhiễm những tác nhân đó, cơ thể sẽ coi chúng là vật lạ, có nguy cơ gây hại đến cơ thể (hay còn gọi là kháng nguyên), khi đó cơ thể sẽ sinh ra những kháng thể tương ứng để chống lại những kháng nguyên đó.
Xét nghiệm miễn dịch (immunology) chính là xét nghiệm dựa vào cơ chế miễn dịch (kháng nguyên - kháng thể) để tìm hormone, tác nhân nhiễm khuẩn (vi khuẩn, vi rút), huyết sắc tố có trong máu,...từ đó, giúp bác sĩ chẩn đoán được nhiều bệnh lý khác nhau về tim mạch, tuyến giáp, tiểu đường, vitamin, nhiễm khuẩn,...
Xét nghiệm miễn dịch được thực hiện trong phòng xét nghiệm được tiến hành thông qua những kháng thể nhân tạo phù hợp với chất hoặc kháng nguyên cần tìm trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân.
Hiện nay có nhiều phương pháp xét nghiệm miễn dịch khác nhau:
Xét nghiệm miễn dịch được ứng dụng rộng rãi để chẩn đoán, tầm soát nhiều bệnh lý. Trong đó, có những loại xét nghiệm bạn cần quan tâm như:
1. Xét nghiệm dị ứng
Xét nghiệm dị ứng giúp phát hiện được tình trạng dị ứng của bệnh nhân với các tác nhân gây dị ứng (lông động vật, phấn hoa, thực phẩm,...). Theo bác sĩ chuyên môn, dị ứng là phản ứng của cơ thể phản ứng lại với tác nhân gây dị ứng đi kèm các biểu hiện là chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt,...
Có nhiều con đường gây dị ứng ở người, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Một số con đường thông thường và phổ biến là: Hô hấp (tác nhân tiếp xúc với phổi, mũi, niêm mạc đường hô hấp,...), bề mặt da (gây ra phát ban, ngứa), tiêu hóa (các loại thực phẩm, đồ uống), hoặc người bệnh có thể bị dị ứng với thuốc.
Để phát hiện các bệnh dị ứng, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm định lượng IgE. Đây là một xét nghiệm được sử dụng để sàng lọc nhiều bệnh dị ứng khác nhau, xét nghiệm đo tổng lượng globulin miễn dịch E có trong máu. Chỉ số IgE tăng trong những bệnh lý dị ứng như: Bệnh lý tế bào bạch cầu, viêm da cơ địa hay nhiễm ký sinh trùng,...
2. Tầm soát bệnh ung thư tiêu hóa
Xét nghiệm miễn dịch cũng được sử dụng để tầm soát, phát hiện các marker liên quan đến ung thư tiêu hóa. Các chỉ số xét nghiệm miễn dịch liên quan đến bệnh ung thư đường tiêu hóa thường quy là:
3. Tầm soát và theo dõi ung thư phổi
Trong tầm soát và theo dõi ung thư phổi (và một số loại ung thư khác như ung thư vú, ung thư bàng quang, ung thư thực quản), bác sĩ chuyên môn sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm miễn dịch Cyfra 21-1. Tuy có vai trò quan trọng, nhưng Cyfra 21-1 không mang tính tuyệt đối và cần được thực hiện kèm theo các phương pháp khác (chụp CT, siêu âm).
4. Xét nghiệm miễn dịch viêm gan B
Xét nghiệm miễn dịch Hbsag (Hepatitis B surface Antigen) là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán khả năng mắc bệnh viêm gan B. Kết quả xét nghiệm chỉ số Hbsag cho biết người tham gia xét nghiệm có đang bị nhiễm siêu vi B hay không. Để biết rõ hoạt động của vi rút và mức độ lây lan của chúng, người bệnh cần thực hiện thêm các phương pháp đánh giá chức năng gan, siêu âm, đếm tải lượng HBV DNA, xét nghiệm Hbeag,...
5. Xét nghiệm tác nhân nhiễm khuẩn
Xét nghiệm miễn dịch cũng được dùng trong việc phát hiện các loại vi rút như viêm gan C, HIV, HPV, streptococcus (gây ra viêm amidan). Việc thực hiện xét nghiệm để tìm được loại vi trùng gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng nên thực hiện xét nghiệm miễn dịch để biết mình có bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma Gondii không.
6. Thử thai
Que thử thai là một vật dụng hữu ích để xác định bạn có mang thai hay không. Que thử thai hoạt động trên nguyên lý: Phát hiện hormone HCG (một loại hormone thai kỳ) có trong nước tiểu. Khi thử thai mà que hiện hai vạch, điều đó có nghĩa là bạn đã mang thai.
7. Thử nhanh các loại chất kích thích
Xét nghiệm miễn dịch có thể xác định được một người có sử dụng những chất kích thích như thuốc lắc, cần sa, doping, cocain, morphin, ma túy tổng hợp gây những ảnh hưởng lên hệ thần kinh hay không.
Ngoài những chỉ số phân tích miễn dịch nêu trên, còn có nhiều xét nghiệm khác được sử dụng để kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, phát hiện chất độc,...Các chỉ số này đều có thể được cung cấp bởi các thiết bị y tế chất lượng mà Đất Việt Medical:
Bài viết trên đã giới thiệu với bạn những chỉ số miễn dịch cần biết trong chẩn đoán nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe khác nhau của cơ thể liên quan đến thử thai, ung thư, nhiễm khuẩn,...Mong rằng bạn có thể sử dụng những thông tin đó để bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình tốt hơn!
Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về các chỉ số miễn dịch được máy xét nghiệm cung cấp, hãy liên hệ hotline 0901.333.689, nhân viên của chúng tôi sẽ tư vấn tận tình, chu đáo nhất!
Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng
Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng
Hãng sản xuất: CORNLEY
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng