Hotline: 0901 333 689   |   Mail: datvietmedi@gmail.com

Hỗ trợ tư vấn 1: 094 730 7887

Hỗ trợ tư vấn 2: 098 925 6289

Hỗ trợ tư vấn 3: 096 296 0330

Thiếu máu có gây nguy hiểm không?

Thiếu máu là một tình trạng không thể chủ quan, cần phải phát hiện để điều trị càng sớm càng tốt, đó chính là một trong những biểu hiện của sự mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu hụt các khoáng chất quan trọng. Nó chính là kết quả phản ánh cơ thể bạn không nhận đủ lượng sắt trong chế độ ăn uống thường ngày. Vậy phải làm thế nào để biết rằng mình đang mắc phải nguy cơ thiếu máu? Cùng Đất Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1.      Thiếu máu là gì?

Theo nghiên cứu của tổ chức WHO thế giới thiếu máu phản ánh tình trạng cơ thể bị giảm lượng huyết sắc tố, hồng cầu ở trong máu. Từ đó dẫn tới nguyên nhân bị thiếu oxy đi tới các mô tế bào bên trong cơ thể.

Trong cơ thể người có 3 loại tế bào máu đó là : Tế bào bạch cầu, tiểu cầu và tế bào hồng cầu. Những tế bào hồng cầu mang trong mình huyết sắc tố - một dòng protein giàu sắt tạo nên màu đỏ cho máu. 

>>> Tham khảo ngay: Món quà ý nghĩa tặng mẹ nhân dịp 20 -10

Chính các huyết sắc tố cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể và mang carbon dioxide từ các bộ phận khác của cơ thể đến phổi để thở ra.  Hầu hết các tế bào máu bao gồm các tế bào hồng cầu được sản xuất thường xuyên trong tủy xương.

Để sản xuất huyết sắc tố và hồng cầu, cơ thể cần sắt, vitamin ... và các chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm chúng ta ăn. Do đó, nếu cơ thể có số lượng tế bào hồng cầu thấp không đáp ứng được nhu cầu mang oxy đến các mô của cơ thể thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu. Thiếu máu xảy ra khi kết quả xét nghiệm nồng độ Hemoglobin trong máu thấp hơn bình thường: 13g/dl (130g/l) ở nam giới; 12 g/dl (120 g/l) ở nữ giới và 11 g/dl (110 g/l) ở người lớn tuổi

2.      Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến của thiếu máu:

Với những người bệnh chỉ mắc thiếu máu dạng nhẹ, sẽ không có những triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, về cơ bản, người bị thiếu máu thường sẽ có những biểu hiện sau:

-  Nhức đầu và mệt mỏi là một trong những triệu chứng của bệnh thiếu máu

-   Làn da trở nên nhợt nhạt, xanh xao

-   Tâm trạng tiêu cực, gắt gỏng

-   Chán ăn, cơ thể suy nhược, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và uể oải

-   Dễ bị ù tai, khó tập trung làm việc hoặc suy nghĩ

-   Ở một số nữ giới còn có thể bị vô kinh

-    Móng tay do thiếu chất trở nên giòn và dễ gãy

-    Hồi hộp, nhịp tim có thể dễ rối loạn, dễ mệt

- Khi thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng lên một cách đột ngột, người bệnh xuất hiện những cơn choáng váng nhẹ

-   Xuất hiện cảm giác tức ngực, khó thở hoặc hụt hơi

Thiếu máu không phải là một bệnh, mà là một biểu hiện của rối loạn cơ bản (bệnh nền). Do đó, thậm chí thiếu máu nhẹ, không triệu chứng cũng nên tìm nguyên nhân chính để có thể được chẩn đoán và điều trị.

3.      Nguyên nhân của thiếu máu:

Thiếu máu xảy ra ở người có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên có vài nguyên nhân quan trọng trong tình trạng xuất huyết gây nên:

-   Tình trạng xuất huyết là một trong những nguyên nhân phổ biến của căn bệnh này, có thể bắt nguồn từ những bệnh lý nền khác như: viêm loét dạ dày và các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, chứng rối loạn kinh nguyệt hoặc di chứng của chấn thương vật lý hay hậu phẫu. Viêm loét dạ dày là một trong những triệu chứng của bệnh thiếu máu.

-   Thiếu máu gây nên bởi sự giảm sút của tế bào hồng cầu: Tế bào hồng cầu bị suy yếu có thể do vấn đề của tủy xương, phần mô xốp mềm đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc sản sinh các tế bào máu. Quá trình hoạt động của tủy xương có thể bị ảnh hưởng bởi những bệnh lý khác như: bệnh bạch cầu, chứng tan máu bẩm sinh, thiếu máu bất sản hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm. Bên cạnh đó, tình trạng suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng của cơ thể cũng là một nguyên nhân gây nên chứng thiếu máu do sự suy yếu của các tế bào hồng cầu, bao gồm thiếu sắt, vitamin B12 và folate.

-  Thiếu máu do viêm: Một số bệnh như ung thư, HIV / AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, bệnh Crohn và các bệnh viêm cấp tính hoặc mãn tính khác có thể cản trở việc sản xuất các tế bào hồng cầu.

-  Thiếu máu do thiếu sắt: Đây là loại thiếu máu phổ biến nhất do thiếu chất sắt trong cơ thể. Tủy xương cần sắt để tạo ra huyết sắc tố. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không có đủ chất sắt, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ lượng huyết sắc tố cho các tế bào hồng cầu. Loại thiếu máu này xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc thường xuyên bị mất máu, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, lở loét, ung thư và sử dụng thường xuyên một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, đặc biệt là aspirin, có thể gây viêm niêm mạc dạ dày dẫn đến mất máu.

-  Thiếu máu thiếu vitamin: Bên cạnh sắt, cơ thể cần folate và vitamin B12 để tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Một chế độ ăn thiếu chất này và các chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể làm giảm sản xuất hồng cầu.

Ngoài ra có những yếu tố khiến cơ thể có nguy cơ bị thiếu máu như:

- Chế độ ăn uống thiếu một số vitamin và khoáng chất, ăn uống ít chất sắt, vitamin B12 và folate làm tăng nguy cơ thiếu máu.

-  Người bệnh bị rối loạn đường ruột ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong ruột non khiến bạn có nguy cơ bị thiếu máu.

-  Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt: Nếu phụ nữ chưa mãn kinh có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt cao hơn nam giới và phụ nữ sau mãn kinh. Kinh nguyệt gây mất tế bào hồng cầu nên chị em sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn.

-  Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ: Phụ nữ đang mang thai và không dùng vitamin tổng hợp với axit folic và sắt sẽ làm tăng nguy cơ bị thiếu máu, tình trạng thiếu máu này còn kéo dài cả sau khi sinh gọi là thiếu máu sau sinh gây cho sức khỏe chị em kém đi, da nhợt nhạt xanh xao

-  Nhiều vấn đề khác: Gia đình có tiền sử người bị thiếu máu; người già trên 65 tuổi và bệnh lý ung thư, suy thận, tiểu đường…dẫn đến thiếu máu và có nguy cơ thiếu máu cao. 

cách phát hiện bệnh thiếu máu


4.     Cách khắc phục thiếu máu bằng chế độ dinh dưỡng:

Người bệnh khi được chẩn đoán là thiếu sắt, thiếu máu sẽ được bác sĩ dinh dưỡng điều trị sớm và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để uống thêm thuốc bổ sung sắt hàng ngày nếu thiếu máu do thiếu sắt, bên cạnh đó tăng lượng tiêu thụ các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng vào cơ thể.

-  Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt: có trong gan, thịt bò, đậu, các loại hạt, trái cây sấy khô, ngũ cốc, cá, gia cầm và các loại rau lá xanh.

-  Bổ sung Vitamin B12: Có trong thịt, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm ngũ cốc, đậu nành tăng cường. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây và nước ép cam quýt, ớt, bông cải xanh, cà chua, dưa và dâu tây. Những thứ này cũng giúp tăng hấp thu sắt (nếu thiếu máu do thiếu sắt)

- Chế độ ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là Protein, ăn các thức ăn tăng cường hấp thu như protein động vật và vitamin C có trong rau xanh, nước ép trái cây.

-  Chế độ nghỉ ngơi đúng cách, ngủ đủ giấc, ăn đúng bữa

cách chữa bệnh thiếu máu


Có thể nói việc phát hiện sớm các dấu hiệu thiếu máu có thể giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện sức khỏe và hạn chế những rủi ro tiềm ẩn. Biểu hiện của thiếu máu có nhiều mức độ, từ ảnh hưởng nhẹ tới sinh hoạt hàng ngày đến nguy cơ có thể gây tử vong. Do đó, bạn hãy thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Trên đây là những chia sẻ bổ ích của Đất Việt Medical tới các bạn đang quan tâm về thiếu máu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng hoặc nghi ngờ bản thân bị thiếu máu thì đừng ngần ngại mà liên hệ tới các cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

11 Oct 2023

Hỏi Đáp:
Please choose a unique and valid username.

Sản phẩm nổi bật

Máy xét nghiệm huyết học Z3

Trạng thái: Có sẵn

Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc

  • Máy xét nghiệm huyết học thế hệ mới với tốc độ 70 test/h
  • Phân tích 3 thành phần bạch cầu, 21 thông số.
  • Chỉ sử dụng 2 loại hóa chất (Diluent ; Lyse )
  • Thiết kế thông minh, ít tiêu hao hóa chất, ít bảo trì hệ thống
  • Độ lặp lại rất tốt, giới hạn tuyến tính cao và tỷ lệ nhiễm chéo thấp  

Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng

Máy sinh hóa tự động EXC 200

Trạng thái: Có sẵn

Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc

  • Tốc độ 240 test/h, chức năng truy cập ngẫu nhiên, nạp mẫu liên tục, chạy mẫu cấp cứu.
  • Tích hợp màn hình màu cảm ứng ngay trên thân máy
  • Hệ thống quang học ma trận khép kín với 12 bước sóng
  • Thể tích lấy mẫu nhỏ ( 90- 450 µl )
  • Khay phản ứng ổn định nhiệt độ sử dụng công nghệ ủ khô

Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng

Máy điện giải mini ISE

Trạng thái: Có sẵn

Hãng sản xuất: CORNLEY
Nước sản xuất: Trung Quốc

  • Màn hình cảm ứng màu 7 inch, giao diện thông minh
  • Thể tích mẫu tối tiểu 90 µl
  • Thời gian phân tích nhanh chóng 25s
  • Thiết kế di động, trọng lượng chỉ gần 4 kg
  • Hỗ trợ máy in có dây, không dây qua USB/ Wifi

Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng

Video liên quan

Xem thêm

0901.333.689