Hotline: 0901 333 689 | Mail: datvietmedi@gmail.com
Bệnh bạch cầu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu như không được điều trị. Bài viết này của Đất Việt Medical sẽ chia sẻ chi tiết hơn với bạn về bệnh bạch cầu là gì, mức độ nguy hiểm, nguyên nhân, dấu hiệu bệnh bạch cầu và cách phát hiện bệnh. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bệnh bạch cầu là một dạng ung thư máu, ảnh hưởng đến các tế bào máu trắng (bạch cầu) và tủy xương – nơi sản xuất các tế bào máu. Khi cơ thể bị tấn công bởi yếu tố nhiễm khuẩn, bạch cầu có nhiệm vụ lớn lên và phân chia để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, ở người mắc bệnh bạch cầu, tủy xương tạo ra các tế bào bạch cầu bất thường không có chức năng bảo vệ như tế bào bình thường. Những tế bào này có thể phát triển và lan rộng, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác, dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bệnh bạch cầu có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là bạch cầu cấp và bạch cầu mạn tính, và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2018, bệnh này đứng thứ 7 trong số các loại ung thư được ghi nhận, với tỷ lệ mắc cao hơn ở nam giới (7,1%) so với nữ giới (5,7%). Điều này cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh trong cộng đồng và đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt trong việc chẩn đoán và điều trị.
Xem thêm:
Việc phát hiện bệnh bạch cầu phụ thuộc vào các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Mặc dù triệu chứng bệnh bạch cầu có thể không rõ ràng trong giai đoạn đầu, nhưng ở giai đoạn nặng hơn, bệnh thường có các dấu hiệu sau:
Những triệu chứng trên thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường như cảm cúm, vì vậy khi có biểu hiện kéo dài, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu chuyên sâu để đánh giá tình trạng bạch cầu. Máy huyết học laser, với nguyên lý hiện đại, là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình này. Máy sẽ giúp xác định chính xác số lượng bạch cầu (WBC) cũng như số lượng và tỷ lệ cụ thể của năm nhóm bạch cầu khác nhau, từ đó hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh bạch cầu có thể phát triển do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Dưới đây, Đất Việt Medical xin liệt kê một số yếu tố chính góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu:
Hiện nay, việc bệnh nhân mắc loại bệnh bạch cầu nào tùy thuộc vào cách phân loại bệnh của bác sĩ. Trong đó có những cách phân loại sau:
1. Phân loại bệnh bạch cầu dựa trên tốc độ tiến triển của bệnh
Đối với sự phát triển của bệnh, bác sĩ có thể phân bệnh lý này thành hai nhóm sau:
2. Phân loại bệnh dựa trên loại bạch cầu bị tổn thương
Cách phân loại này phân bệnh bạch cầu thành 2 nhóm sau:
3. Một số bệnh bạch cầu phổ biến
Trong y khoa có một số loại bệnh bạch cầu phổ biến như:
Bệnh bạch cầu là dạng bệnh lý được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến bệnh lý này mà bạn có thể tham khảo:
Bệnh bạch cầu có nguy hiểm không?
Bệnh bạch cầu có thể rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi số lượng bạch cầu tăng cao vượt mức cho phép, chúng có thể mất khả năng chống nhiễm trùng hiệu quả, làm rối loạn quá trình tạo máu và lưu thông máu. Điều này dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh, đặc biệt nguy hiểm nếu có hiện tượng phá hủy hồng cầu quá nhiều.
Bệnh bạch cầu cấp sống được bao lâu?
Thời gian sống của người mắc bệnh bạch cầu cấp phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện và điều trị. Theo thống kê, khoảng 20-40% người bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể sống được khoảng 5 năm. Tuy nhiên, nếu bệnh được chẩn đoán muộn và không có biện pháp điều trị thích hợp, khả năng sống sót sẽ giảm đi đáng kể.
Bệnh bạch cầu có lây không?
Bệnh bạch cầu không phải là bệnh lây nhiễm do vi rút gây ra. Giống như các loại ung thư khác, nó không lây lan từ người sang người qua tiếp xúc hay các con đường truyền nhiễm khác.
Bệnh bạch cầu có chữa được không?
Bệnh bạch cầu cấp thường được coi là khó chữa khỏi hoàn toàn, nhưng các tiến bộ trong điều trị đã mang lại kết quả tích cực hơn nhiều. Mặc dù chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh, các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu và làm chậm lại quá trình tiến triển của bệnh. Điều trị đúng cách sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề bệnh bạch cầu là gì. Hy vọng với dấu hiệu, nguyên nhân, cách phân loại và một số câu hỏi liên quan đến bệnh bạch cầu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại bệnh lý này. Đừng quên tới với cơ sở y tế điều trị thích hợp nếu như bạn xuất hiện những triệu chứng như Đất Việt Medical liệt kê phía trên nhé!
Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng
Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng
Hãng sản xuất: CORNLEY
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng