Hotline: 0901 333 689   |   Mail: datvietmedi@gmail.com

Hỗ trợ tư vấn 1: 094 730 7887

Hỗ trợ tư vấn 2: 098 925 6289

Hỗ trợ tư vấn 3: 096 296 0330

Bệnh viêm phế quản là gì? Chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Bệnh viêm phế quản là một trong những bệnh lý về hô hấp phổ biến. Bệnh có thể xảy đến với mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em và có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, việc chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến bệnh là rất quan trọng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách trị viêm phế quản trong bài viết dưới đây!

cách điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả

Bệnh viêm phế quản là gì? Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Phế quản là một bộ phận thuộc hệ hô hấp, đây là một ống dẫn khí nằm nối tiếp phía dưới của khí quản, sau đó phế quản được phân thành những nhánh nhỏ ở sâu bên trong phổi tạo nên “cây phế quản”. Phế quản có nhiệm vụ dẫn khí từ khí quản vào phổi, thực hiện chức năng hô hấp. 

Viêm phế quản là tình trạng bệnh lý xảy ra khi niêm mạc của uống phế quản bị viêm, gây đờm và ho cho bệnh nhân. Có hai bệnh viêm phế quản chính sau đây:

  • Viêm phế quản mãn tính: đây là tình trạng bệnh diễn ra dai dẳng, viêm xảy ra thường xuyên và liên tục kích thích các ống phế quản. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh
  • Viêm phế quản cấp: tình trạng bệnh xảy ra nhanh chóng, đột ngột khi niêm mạc của phế quản bị vi khuẩn, vi rút tấn công

Tham khảo:

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Nguyên nhân thông thường gây bệnh là do sự tấn công mạnh mẽ của vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn). Ngoài ra, bệnh có thể xảy ra do những nguyên nhân khác như ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, tác nhân gây kích thích phổi,...

Tình trạng viêm mãn tính có nguyên nhân là sự lặp lại của viêm phế quản cấp trong thời gian dài. Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh là những người sống trong môi trường độc hại,  người thường xuyên phải tiếp xúc với những chất kích thích phổi (than, bụi kim loại, bụi công trường,...), những người hút thuốc lá thường xuyên.

bệnh viêm phế quản nguy hiểm thế nào? 

Bên cạnh đó, chuyên gia y tế đã chỉ ra những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà bạn nên lưu tâm. Cụ thể:

  • Khói thuốc lá: khói thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp khác
  • Sức đề kháng kém: những người có hệ miễn dịch kém thường không có đủ sức để chống trả lại những cuộc tấn công của vi sinh vật. Dẫn đến việc chúng sinh sôi và tấn công mạnh mẽ vào niêm mạc phế quản
  • Trào ngược dạ dày: ợ nóng, ợ chua trong những đợt trào ngược dạ dày có thể kích thích cổ họng và phế quản
  • Tiếp xúc với chất kích thích phổi: những chất độc hại như khói, hóa chất có thể gây kích thích phổi, gây tình trạng viêm

Triệu chứng viêm phế quản

Khi mắc bệnh, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như:

  • Ho
  • Khạc ra đờm (có màu trắng, xanh lá cây hoặc vàng), trường hợp nặng có thể ho ra máu
  • Sốt, ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Tức ngực hoặc khó thở

Nếu người bệnh mắc viêm phế quản cấp tính, những triệu chứng ban đầu như đau nhức cơ thể, đau nhức đầu và ho dai dẳng sẽ xuất hiện. Trong trường hợp bệnh đã chuyển sang trạng thái mãn tính, các triệu chứng như ho, sốt có thể diễn tiến xấu hơn.

bệnh viêm phế quản có nghiêm trọng

Chẩn đoán viêm phế quản như thế nào?

Để chẩn đoán viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản cấp tính, bạn cần đến cơ sở y tế để chẩn đoán và khám sức khỏe tổng quát, xem xét mức độ tiến triển của bệnh. Từ đó đưa ra phương hướng điều trị bệnh phù hợp. 

Trong y khoa, các phương pháp sau thường được sử dụng trong chẩn đoán bệnh viêm phế quản:

  • Đo phế dung: đo phế dung để đo lượng không khí mà phổi giữ được, đồng thời kiểm tra tốc độ đẩy không khí ra bên ngoài của phổi. Ngoài phát hiện viêm phế quản, phương pháp này có thể giúp chẩn đoán hen suyễn
  • Chụp X-quang phổi: phương pháp này có thể cho biết người bệnh có đang bị tràn khí màng phổi hoặc viêm nhiễm hay không
  • Xét nghiệm máu: nhờ kết quả xét nghiệm bạch cầu được máy xét nghiệm máu cung cấp, nếu số lượng bạch cầu trong máu tăng, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng
  • Xét nghiệm đờm: bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm đờm để phát hiện lượng vi rút hoặc vi khuẩn trong đờm

Cách trị viêm phế quản

Trong trường hợp bạn bị mắc viêm phế quản cấp tính, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc ho: việc sử dụng thuốc ho là cần thiết để hạn chế tình trạng phế quản và cổ họng bị tổn thương
  • Thuốc kháng sinh: thuốc kháng sinh có thể hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, từ đó giảm tình trạng viêm

Mặt khác, nếu bạn mắc viêm phế quản mãn tính, việc tiến hành các liệu pháp phục hồi chức năng như điều hòa hơi thở có thể giúp bạn giảm các triệu chứng và tăng cường sức khỏe. 

Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản thường không gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng khi mắc bệnh sẽ gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong sinh hoạt, công việc, ảnh hưởng đến cuộc sống. Do đó, việc trang bị những biện pháp dưới đây có thể rất hiệu quả phòng ngừa bệnh:

  • Uống đủ nước
  • Tránh xa khói thuốc, không khí ô nhiễm
  • Rửa tay với xà phòng thường xuyên
  • Đeo khẩu trang khi đi ra đường, tại những nơi ô nhiễm, khói bụi
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm cúm

bệnh viêm phế quản nên chữa trị thế nào

Viêm phế quản phổi là bệnh lý hô hấp có thể xảy đến với mọi lứa tuổi, trong nhiều mùa trong năm. Với tình trạng ô nhiễm môi trường (đặc biệt là ô nhiễm không khí trầm trọng) như hiện nay, mọi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả, tránh nguy cơ mắc bệnh. Nếu không may mắc bệnh, bạn nên tới cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám ngay lập tức. 

Đừng quên Đất Việt Medical sẽ tiếp tục cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin khác về bệnh viêm phế quản và bệnh lý theo mùa khác tại website www.datvietmedical.com nhé!        

06 May 2024

Hỏi Đáp:
Please choose a unique and valid username.

Sản phẩm nổi bật

Máy xét nghiệm huyết học Z3

Trạng thái: Có sẵn

Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc

  • Máy xét nghiệm huyết học thế hệ mới với tốc độ 70 test/h
  • Phân tích 3 thành phần bạch cầu, 21 thông số.
  • Chỉ sử dụng 2 loại hóa chất (Diluent ; Lyse )
  • Thiết kế thông minh, ít tiêu hao hóa chất, ít bảo trì hệ thống
  • Độ lặp lại rất tốt, giới hạn tuyến tính cao và tỷ lệ nhiễm chéo thấp  

Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng

Máy sinh hóa tự động EXC 200

Trạng thái: Có sẵn

Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc

  • Tốc độ 240 test/h, chức năng truy cập ngẫu nhiên, nạp mẫu liên tục, chạy mẫu cấp cứu.
  • Tích hợp màn hình màu cảm ứng ngay trên thân máy
  • Hệ thống quang học ma trận khép kín với 12 bước sóng
  • Thể tích lấy mẫu nhỏ ( 90- 450 µl )
  • Khay phản ứng ổn định nhiệt độ sử dụng công nghệ ủ khô

Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng

Máy điện giải mini ISE

Trạng thái: Có sẵn

Hãng sản xuất: CORNLEY
Nước sản xuất: Trung Quốc

  • Màn hình cảm ứng màu 7 inch, giao diện thông minh
  • Thể tích mẫu tối tiểu 90 µl
  • Thời gian phân tích nhanh chóng 25s
  • Thiết kế di động, trọng lượng chỉ gần 4 kg
  • Hỗ trợ máy in có dây, không dây qua USB/ Wifi

Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng

Video liên quan

Xem thêm

0901.333.689