Hotline: 0901 333 689   |   Mail: datvietmedi@gmail.com

Hỗ trợ tư vấn 1: 094 730 7887

Hỗ trợ tư vấn 2: 098 925 6289

Hỗ trợ tư vấn 3: 096 296 0330

Bệnh amidan và những điều quan trọng cần lưu ý

Bệnh amidan là một bệnh lý tai mũi họng có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành. Khi bị viêm amidan, người bệnh thường có nhiều triệu chứng như nổi hạch ở cổ, đau họng, sốt,...Bài viết dưới đây của Đất Việt Medical sẽ chia sẻ với bạn thông tin chi tiết về căn bệnh này và những điều quan trọng cần lưu ý khi điều trị bệnh. 

những điều cần lưu ý về bệnh amidan

Bệnh amidan là gì?

Amidan là cặp khối mô mềm ở hầu họng (phía sau cổ họng), được cấu tạo bởi các hạch bạch huyết (lympho). Amidan là nơi sản xuất ra kháng thể quan trọng của hệ miễn dịch là IgG, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều tác nhân gây hại khác nhau như vi rút, vi khuẩn.

Tuy nhiên, khi vi rút và vi khuẩn tấn công ồ ạt với số lượng lớn, amidan không thể chống lại được, dẫn tới tình trạng sưng, nhiễm trùng hay còn gọi là viêm amidan. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ từ mẫu giáo đến thiếu niên.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong số 73.7% người bị bệnh liên quan đến đường hô hấp trên thế giới, có tới 30.6% bệnh nhân bị viêm amidan. Viêm amidan được chia làm 2 loại sau: 

  • Loại mãn tính (bệnh xuất hiện nhiều lần trong năm): amidan bị nhiễm trùng dai dẳng, nguyên nhân có thể do những đợt viêm cấp tính lặp lại nhiều lần
  • Loại cấp tính (bệnh kéo dài dưới 10 ngày) : bệnh xảy ra khi amidan bị vi rút hoặc vi khuẩn lây nhiễm, gây tổn thương, sưng, tạo thành viêm. Lúc này, amidan có thể tạo một lớp phủ màu trắng hoặc xám trên bề mặt, người bệnh bị nổi hạch bạch huyết, đau họng, đau cổ

Tham khảo:

Nguyên nhân nào gây bệnh amidan?

Theo bác sĩ chuyên môn, bệnh viêm amidan ở người lớn chủ yếu do sự tấn công từ các tác nhân như vi rút (herpes simplex, Epstein-Barr, cúm, Parainfluenza…) hoặc vi khuẩn (Streptococcal,...), gây tổn thương amidan, khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Đồng thời, bệnh cũng có xu hướng tăng do việc uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá,...

Bên cạnh đó, những yếu tố dưới đây cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm amidan:

  • Bệnh nhân đã từng mắc các bệnh về hô hấp do nhiễm khuẩn như ho gà, sởi,...
  • Người có thói quen vệ sinh cá nhân kém
  • Người sử dụng nước đá, bia lạnh, kem, hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
  • Thay đổi thời tiết đột ngột
  • Người sống trong môi trường bị ô nhiễm, khói bụi độc hại

cách phòng tránh bệnh amidan

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết viêm amidan

Bạn có thể nhận biết bệnh amidan qua những dấu hiệu và triệu chứng dưới đây:

  • Phì đại amidan, việc ăn uống bị khó khăn, nói không rõ ràng, có thể ngáy khi ngủ
  • Hơi thở có mùi, cổ họng khô, vướng họng, ngứa họng (do vi khuẩn tấn công amidan, tạo ra các dịch mủ)
  • Nổi hạch bạch huyết ở cổ, gây sưng to và đau đơn ở ngay sau hàm dưới
  • Hốc miệng (ở vòm miệng và amidan) có chấm mủ màu vàng hoặc trắng, xuất huyết
  • Triệu chứng khác: mệt mỏi, sốt, khó tiêu, chán ăn, đau đầu,...

Đối với trẻ em, các triệu chứng có thể xuất hiện thêm là: chảy nước dãi, biếng ăn, nôn mửa, đau bụng, bụng khó chịu,...Bậc phụ huynh nên quan tâm và chú ý tới các triệu chứng trên để đưa trẻ đi thăm khám, chữa trị kịp thời. 

Lưu ý rằng nếu không được chữa trị kịp thời, viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: bệnh bạch cầu đơn cấp tính, áp xe peritonsillar, phì đại amidan, viêm họng liên cầu khuẩn, viêm khớp cấp, sỏi amidan,...

Chẩn đoán viêm amidan như thế nào?

Bệnh amidan có thể được chẩn đoán bằng 2 phương pháp sau:

Xét nghiệm

Sau khi xem qua triệu chứng và biểu hiện bên ngoài, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để biết được tình trạng nhiễm trùng hiện tại của bệnh nhân. Sau đó, đưa ra kết luận bệnh và đưa ra hướng điều trị bệnh phù hợp. 

Khám lâm sàng

Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ khám lâm sáng phần cổ họng của bệnh nhân để kiểm tra tình trạng amidan. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể lấy dịch từ cổ họng bằng một dụng cụ chuyên dụng. Sau đó, mẫu bệnh phẩm sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm để tiến hành các phân tích chuyên sâu. 

bệnh amidan cần ăn uống ra sao?

Cách trị viêm amidan

Viêm amidan có thể được chữa trị bằng những phương pháp sau: 

  • Dùng thuốc: có nhiều trường hợp viêm amidan do nhiễm khuẩn được chữa trị bằng thuốc kháng sinh, hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Bệnh nhân chỉ cần tuân thủ đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, bệnh sẽ khỏi sau 1 thời gian
  • Sử dụng các bài thuốc dân gian: súc miệng với nước muối, ngậm gừng mật ong (có tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn)
  • Phẫu thuật: nhiều trường hợp biện diễn tiến nặng, gây khó thở, khó nuốt, bác sĩ sẽ quyết định có nên cắt bỏ amidan hay không  

Phương pháp phòng ngừa bệnh amidan

Như đã trình bày phía trên, viêm amidan chủ yếu do nhiễm khuẩn gây ra. Như vậy, muốn phòng ngừa bệnh thì cần vệ sinh đúng cách, sạch sẽ:

Không dùng chung đồ ăn, nước uống hoặc vật dụng cá nhân với người khác

  • Rửa tay thường xuyên, khoa học, đặc biệt cần rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Che miệng khi ho, hắt hơi, sau đó rửa tay bằng xà phòng
  • Thay bàn chải đánh răng khi đã mắc bệnh viêm amidan

bệnh amidan chữa trị thế nào?

Bệnh amidan là một căn bệnh phổ biến, gây nhiều biến chứng khó chịu. Do đó, mỗi người cần nâng cao nhận thức để chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả, tránh để bệnh tiến triển nặng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.

Hy vọng bài viết trên của Đất Việt Medical đã giúp bạn hiểu rõ về viêm amidan. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tới số 0901.333.689 để được tư vấn. Trân trọng!

27 Mar 2024

Hỏi Đáp:
Please choose a unique and valid username.

Sản phẩm nổi bật

Máy xét nghiệm huyết học Z3

Trạng thái: Có sẵn

Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc

  • Máy xét nghiệm huyết học thế hệ mới với tốc độ 70 test/h
  • Phân tích 3 thành phần bạch cầu, 21 thông số.
  • Chỉ sử dụng 2 loại hóa chất (Diluent ; Lyse )
  • Thiết kế thông minh, ít tiêu hao hóa chất, ít bảo trì hệ thống
  • Độ lặp lại rất tốt, giới hạn tuyến tính cao và tỷ lệ nhiễm chéo thấp  

Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng

Máy sinh hóa tự động EXC 200

Trạng thái: Có sẵn

Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc

  • Tốc độ 240 test/h, chức năng truy cập ngẫu nhiên, nạp mẫu liên tục, chạy mẫu cấp cứu.
  • Tích hợp màn hình màu cảm ứng ngay trên thân máy
  • Hệ thống quang học ma trận khép kín với 12 bước sóng
  • Thể tích lấy mẫu nhỏ ( 90- 450 µl )
  • Khay phản ứng ổn định nhiệt độ sử dụng công nghệ ủ khô

Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng

Máy điện giải mini ISE

Trạng thái: Có sẵn

Hãng sản xuất: CORNLEY
Nước sản xuất: Trung Quốc

  • Màn hình cảm ứng màu 7 inch, giao diện thông minh
  • Thể tích mẫu tối tiểu 90 µl
  • Thời gian phân tích nhanh chóng 25s
  • Thiết kế di động, trọng lượng chỉ gần 4 kg
  • Hỗ trợ máy in có dây, không dây qua USB/ Wifi

Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng

Video liên quan

Xem thêm

0901.333.689