Hotline: 0901 333 689 | Mail: datvietmedi@gmail.com
Xét nghiệm huyết học là xét nghiệm cơ bản trong việc khám sức khỏe. Kết quả xét nghiệm huyết học là cơ sở để chẩn đoán các bệnh lý về máu, cũng như giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả. Một trong những chỉ số quan trọng của xét nghiệm huyết học là HGB. Vậy xét nghiệm huyết học HGB là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Trong máu có hai thành phần chính là: huyết tương và các tế bào máu. Các tế bào máu bao gồm tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu. HGB hay hemoglobin là huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu của máu. Hemoglobin là một loại protein có nhiệm vụ chính là vận chuyển khí oxy và tạo nên màu đỏ cho hồng cầu.
Như vậy, xét nghiệm huyết học HGB là xét nghiệm chỉ số hemoglobin trong máu, giúp bác sĩ sàng lọc những bệnh về máu và những bệnh lý liên quan khác. Cụ thể, bác sĩ sẽ đánh giá nồng độ hemoglobin trong máu, từ đó biết được cơ thể có thiếu oxy và sắt hay không.
Để xét nghiệm chỉ số huyết học HGB, bạn có thể đi tới các cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm công thức máu (xét nghiệm huyết học). Khi thực hiện loại xét nghiệm này, bạn sẽ được y tá lấy máu, mẫu máu sau đó sẽ được máy huyết học phân tích tại phòng xét nghiệm. Sau 1 - 2 tiếng, bạn sẽ nhận được kết quả là các chỉ số như HGB, RBC, PLT, WBC và nhiều chỉ số khác.
Đọc thêm:
Chỉ số HGB thay đổi theo giới tính và độ tuổi. Dưới đây là giá trị của HGB ở nam và nữ trưởng thành (trên 20 tuổi):
Chỉ số HGB nằm trong ba nhóm chỉ số dùng để chẩn đoán tình trạng thiếu máu, các chỉ số còn lại là: HCT (hematocrit) - cho biết thể tích hồng cầu và RBC (red blood cell) - số lượng hồng cầu. Với riêng chỉ số HGB, giá trị của chỉ số này đo được như số liệu dưới đây có thể là thiếu máu:
Trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai: < 11 g/dl
Ngoài ra, chỉ số HGB cũng được sử dụng để đánh giá khả năng cần được truyền máu ở bệnh nhân. Tức là bệnh nhân sẽ được chỉ định truyền máu trong những trường hợp sau:
Chỉ số HGB thấp là biểu hiện của thiếu máu. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như số lượng hồng cầu giảm, hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn bình thường, mất máu, bệnh thalassemia. Bên cạnh đó, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ hoặc hiến máu thường xuyên cũng gây thiếu máu. Việc thiếu máu có thể gây ra do những tình trạng sau:
Khi thiếu máu, cơ thể sẽ xuất hiện những biểu hiện sau đây: hơi thở ngắn, nhịp tim đập nhanh; ù tai, choáng khi đứng dậy đột ngột; giảm trí nhớ, nhức đầu, khó khăn trong tập trung; tay chân thường bị tê buốt, sụt giảm khả năng lao động (chân tay và trí óc); da xanh xao, da sạm, màu mắt nhợt nhạt; móng tay và móng chân giòn, tóc rụng nhiều.
Khi thực hiện xét nghiệm huyết học HGB, chỉ số xét nghiệm được ở nữ giới thường thấp hơn đàn ông. Nguyên nhân do thai kỳ và kinh nguyệt gây ảnh hưởng tới chỉ số HGB. Do vậy, những người phụ nữ mang thai cần được quan tâm về tình trạng thiếu máu.
Để đảm bảo cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng cho cơ thể khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung axit folic và sắt (những chất cần thiết tạo nên hồng cầu). Nếu chế độ ăn của mẹ bầu không đủ dưỡng chất cần thiết, mẹ bầu có thể bị thiếu máu, dẫn tới tình trạng nguy hiểm khi sinh con.
Qua những phần thông tin trên, chúng ta biết rằng HGB trong máu có vai trò rất quan trọng với sức khỏe của cơ thể. Vậy làm cách nào để tránh tình trạng thiếu máu, cũng như ngăn giảm HGB?
Theo các bác sĩ chuyên môn, để phòng ngừa thiếu máu, bạn cần xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và axit folic. Các thực phẩm giàu sắt mà bạn nên bổ sung trong chế độ ăn của mình như: rau xanh, trứng, thịt, sữa, cá, các loại đậu,...
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các thực phẩm chức năng như viên sắt, vitamin B12, vitamin C. Nhưng lưu ý là khi sử dụng nên tham khảo y kiến của bác sĩ để tránh biến chứng nếu có.
Việc khám sức khỏe và thực hiện xét nghiệm huyết học thường xuyên để tầm soát bệnh cũng giúp phát hiện bệnh thiếu máu, từ đó có biện pháp điều trị bệnh kịp thời.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp về chủ đề “xét nghiệm huyết học HGB là gì?”, bạn đã trang bị cho bản thân những biện pháp phòng bệnh thiếu máu hiệu quả, đảm bảo sức khỏe cho sinh hoạt, học tập và công việc. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hãy tiếp tục theo dõi website www.datvietmedical.com để xem thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng
Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng
Hãng sản xuất: CORNLEY
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng