Hotline: 0901 333 689 | Mail: datvietmedi@gmail.com
“Chỉ số P-LCC thấp là bệnh gì?” là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân thắc mắc với bác sĩ khi thực hiện xét nghiệm huyết học. Do đó, để giải đáp giúp bạn câu hỏi trên, Đất Việt Medical đã tổng hợp lại thông tin và ý nghĩa của chỉ số P-LCC trong bài viết dưới đây!
Xem thêm:
Trước khi tìm hiểu về chỉ số P-LCC, bạn cần hiểu những kiến thức cơ bản về các tế bào máu. Các kiến thức nền tảng này sẽ giúp bạn hiểu về chỉ số P-LCC dễ dàng hơn.
Về cơ bản, máu được tạo thành từ các tế bào máu và huyết tương. Các loại tế bào máu là: hồng cầu (RBC), bạch cầu (WBC), tiểu cầu (PLT). Trong đó, tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu: khi bạn bị thương hoặc chảy máu, các tiểu cầu sẽ kết tụ lại với nhau và tạo thành cục máu đông để cầm máu. Khi máu trong cơ thể bạn không có đủ lượng tiểu cầu cần thiết, bạn có thể không thể hình thành cục máu đông.
Khi đi xét nghiệm công thức máu, bạn sẽ được cung cấp rất nhiều chỉ số khác nhau. Những chỉ số liên quan đến tiểu cầu thường là:
Như vậy chỉ số P-LCC trong máu là số lượng tiểu cầu có kích thước lớn trong máu. Chỉ số này có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với cơ thể: P-LCC là một trong những chỉ số được sử dụng để đánh giá khả năng kích hoạt của tiểu cầu. Bác sĩ thường dùng chỉ số P-LCC như một chỉ số để xác định tiên lượng tích cực và đưa ra quyết định về việc theo dõi điều trị bệnh.
Kích thước tiểu cầu đã được chứng minh là phản ánh hoạt động của tiểu cầu; do đó phân tích chỉ số P-LCC và P-LCR là một cách đơn giản và dễ dàng để đánh giá gián tiếp sự phá vỡ tiểu cầu, tạo thành cục máu đông hoặc đánh giá khả năng đông máu.
Tuy nhiên, bác sĩ thường sẽ chỉ sử dụng chỉ số PLT (số lượng tiểu cầu) và MPV (thể tích trung bình của tiểu cầu) để đánh giá khả năng đông máu của bệnh nhân. Các chỉ số khác như PDW, P-LRC, P-LCC có dao động thì cũng chưa thể hiện nhiều thông tin để kết luận về tình trạng bệnh. Hơn nữa, xét nghiệm công thức máu cũng không phải là phương pháp giúp chẩn đoán tất cả các bệnh, vì nhiều bệnh lý thể hiện công thức máu rất bình thường.
Vậy, chỉ số P-LCC thấp là chưa đủ để đưa ra kết luận bệnh. Do đó, nếu bạn đi xét nghiệm mà chỉ số này có những dao động nhất định thì cũng đừng lo lắng quá bạn nhé!
Chỉ số P-LCC là một chỉ số liên quan đến các tế bào máu, cụ thể là tiểu cầu. Do đó, để biết được chỉ số P-LCC là cao hay thấp, bạn có thể thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn phần.
Các thiết bị được dùng trong xét nghiệm này là máy xét nghiệm huyết học. Tùy thuộc vào mức độ chuyên sâu của phòng xét nghiệm mà phòng khám sẽ sử dụng những loại máy huyết học khác nhau: loại 3 thành phần bạch cầu như máy huyết học Z3, hoặc máy huyết học Z5 và EXZ6000 để phân tích đầy đủ 5 thành phần bạch cầu.
Bạn có thể thực hiện xét nghiệm công thức máu định kỳ tại những bệnh viện, phòng khám uy tín. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc về câu hỏi “Chỉ số P-LCC thấp là bệnh gì?” hoặc bất kỳ băn khoăn nào về các chỉ số công thức máu, bạn có thể liên hệ tới số hotline 0901.333.689 để được giải đáp nhanh chóng!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng
Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng
Hãng sản xuất: CORNLEY
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng