Hotline: 0901 333 689   |   Mail: datvietmedi@gmail.com

Làm việc hoặc tập thể dục ngoài trời nắng nóng cần lưu ý điều gì?

Lao động, làm việc hay tập thể dục thể thao là hoạt động thường xuyên của nhiều người. Tuy nhiên, điều này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vào mùa hè, khi thời tiết trở nên nắng nóng. Bài viết hôm nay của Đất Việt Medical sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý quan trọng khi bạn phải làm việc hoặc tập thể dục ngoài trời nắng nóng, hãy theo dõi nhé!

những lưu ý khi làm việc dưới trời nóng

Xem thêm:

Những rủi ro khi làm việc hoặc tập thể dục ngoài trời nắng nóng

Thời tiết càng ngày càng khó lường với nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Điều này là hệ quả của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, hệ sinh thái bị hủy hoại. Đặc biệt, thời tiết trong mùa hè trở nên vô cùng nóng bức, khó chịu, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Theo tổ chức Intermountain Healthcare (Mỹ), độ ẩm cao và nắng nóng sẽ gây ra hai vấn đề lớn với sức khỏe con người là: Tăng nhiệt độ lõi cơ thể và mất nước. 

Trong thời gian lâu dài, hai vấn đề đó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm cả khả năng tử vong. Dưới đây là những rủi ro khi bạn làm việc hoặc luyện tập thể thao ngoài trời nắng nóng vào mùa hè mà bạn cần biết: 

Nguy cơ bị chuột rút

Chuột rút chân vào mùa hè là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể bạn hoạt động quá sức hoặc do cơ thể bị mất nước. Trên thực tế, việc hoạt động ngoài trời lúc thời tiết nắng nóng sẽ khiến cơ thể tiết nhiều mô hôi và chất điện giải, nếu cơ thể không được bổ sung nước và điện giải thì cơ có thể bị co rút. Ngoài ra, việc nghỉ tập luyện trong thời gian dài hoặc cơ chưa thể thích nghi kịp với cường độ tập luyện cũng khiến cơ dễ bị co rút, dẫn đến tình trạng mà mọi người thường gọi là “chuột rút”.  Những cơn co thắt xảy đến đột ngột, gây đau nhức, không kiểm soát được là những biểu hiện thường thấy của tình trạng này. 

Những vùng cơ dễ bị chuột rút nhất là: Cơ đùi trước và sau, cơ cẳng chân, cơ bụng, lưng, bàn tay và bàn chân, cánh tay,...Khi bị chuột rút, điều cần làm là ngưng vận động ngay lập tức, nghỉ ngơi, nhẹ nhàng xoa bóp chỗ cơ bị đau và kéo giãn cơ bị rút cho đến khi hết co rút, đồng thời bổ sung nước và điện giải cho cơ thể. Nếu như không hiệu quả, hãy gọi ngay cho bác sĩ chuyên khoa và đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. 

tập thể dục ngoài trời nắng nóng

Kiệt sức

Khi tập luyện hoặc làm việc dưới thời tiết nắng nóng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên căng thẳng. Máu được hướng đến vùng da để làm mát, tức là máu (mang oxy) di chuyển đến các cơ quan khác sẽ ít đi. Mồ hôi cũng có thể làm giảm lượng nước của cơ thể, nếu lượng nước bị mất không được bù đắp, lượng máu trong cơ thể sẽ giảm xuống. Hậu quả là huyết áp giảm, nhịp tim tăng. Nhẹ có thể làm giảm hiệu suất hoạt động, nặng thì có thể khiến bạn kiệt sức do nắng nóng. Khi đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu như: Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, chán ăn, thở gấp, da nhợt sắc, đổ mồ hôi nhiều, khát nước, sốt từ 30 độ C trở lên, chuột rút ở bụng, chân, tay,...Kiệt sức có thể ít nguy hiểm hơn nếu được điều trị kịp thời, nhưng nếu đã chuyển sang tình trạng say nắng (sốc nhiệt) thì đó là trường hợp nguy cấp, cần được can thiệp ngay. 

Sốc nhiệt

Sốc nhiệt có thể xảy ra do bạn gắng sức dưới trời nắng nóng, nhất là vào mùa hè. Nhiệt độ ngoài trời tăng cao có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng nếu như không được bổ sung nước, điện giải, nghỉ ngơi hợp lý, làm mát,...

Tình trạng sốc nhiệt có thể kéo theo những rối loạn về hệ thần kinh trung ương, khiến bạn bị mất định hướng, mê sảng, hôn mê, mất nhận thức, co giật, thậm chí gây tổn thương nội tạng, tổn thương đa cơ quan,...

Như vậy, khi lao động, tập thể dục, đi bộ dưới trời nắng nóng, không được bổ sung nước, chất điện giải,...có thể dẫn tới nhiều hậu quả như chuột rút, kiệt sức, thậm chí là sốc nhiệt. Do đó, bạn cần điều chỉnh thói quen lao động, luyện tập của mình dưới trời nắng nóng khi hè đến. 

Những lưu ý quan trọng khi làm việc, tập thể dục ngoài trời nắng nóng vào mùa hè

Dưới đây là những lưu ý mà bạn cần nắm khi làm việc hoặc tập luyện dưới trời nắng nóng vào mùa hè: 

1. Tránh để mất nước và chất điện giải

Khi làm việc, vận động dưới thời tiết nắng nóng, bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình lượng nước uống vừa đủ và bù đắp lượng nước bị mất thường xuyên, tránh để cơ thể bị mất nước. Bên cạnh đó, khi cơ thể tiết mồ hôi, một số chất điện giải có thể bị mất theo, nhưng nước bình thường lại không chứa chất điện giải. Do đó bạn cần bổ sung những chất điện giải này qua các sản phẩm như nước uống bù điện giải, oresol,...tránh tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, gây hậu quả nghiêm trọng. 

tập thể ngoài trời có nắng có tốt

2. Chọn mặc những loại trang phục “nhẹ”

Những loại trang phục được gọi là “nhẹ” là những loại đồ mà có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát, không gây bức bí, không tích tụ nhiệt độ. Điều này sẽ giúp điều hòa thân nhiệt tốt hơn, cơ thể cảm thấy mát mẻ hơn. 

3. Lựa chọn thời điểm làm việc, vận động phù hợp

Theo báo Penn Medicine, khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều là thời điểm nóng nhất, nhiều tia UV nhất trong ngày. Do đó, bạn nên thay đổi thời gian làm việc, vận động của mình một cách linh hoạt, hạn chế ra ngoài trời nắng nóng vào khoảng thời gian này. Nếu bắt buộc phải lao động, bạn nên trang bị những cách bảo vệ sau:

  • Dùng kem chống nắng, giúp chống tia UV, ngăn ngừa lão hóa và ung thư da. 
  • Che chắn vùng đầu và cơ thể cẩn thận. 
  • Lựa chọn những chỗ thoáng mát, có bóng râm. 

Nếu bạn muốn vận động, tập thể dục thể thao ngoài trời, nên lựa chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều muộn, lúc mà ít có ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp quá nóng, nắng gay gắt, bạn có thể lựa chọn những môn thể thao trong nhà như bóng bàn, cầu lông,...

4. Theo dõi sức khỏe của bản thân thường xuyên

Khi lao động, tập thể thao ngoài trời nắng nóng, hãy nhớ theo dõi sức khỏe của bản thân thường xuyên, không được quá sức mà cần phải dừng lại khi thấy có những dấu hiệu của chuột rút, kiệt sức như đau đầu, co rút cơ, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn,... Cần tới cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên môn thăm khám ngay khi có những dấu hiệu trở nặng. 

máy xét nghiệm huyết học 

Khi ấy, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm phục vụ quá trình chẩn đoán như xét nghiệm điện giải, xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm huyết học,...Bạn hãy yên tâm rằng khi thực hiện xét nghiệm tại những cơ sở y tế uy tín, có máy xét nghiệm hiện đại như máy điện giải Cornley Mini ISE, máy huyết học Z3, máy sinh hóa EXC200, bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm chính xác và tốn ít thời gian nhất!

Hy vọng bài viết về những lưu ý khi tập thể dục ngoài trời nắng nóng trên đây của Đất Việt Medical đã có ích với bạn. Hãy lưu ngay những thông tin trên để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình hiệu quả nhé!

04 Jun 2024

Hỏi Đáp:
Please choose a unique and valid username.

Sản phẩm nổi bật

Máy xét nghiệm huyết học Z3

Trạng thái: Có sẵn

Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc

  • Máy xét nghiệm huyết học thế hệ mới với tốc độ 70 test/h
  • Phân tích 3 thành phần bạch cầu, 21 thông số.
  • Chỉ sử dụng 2 loại hóa chất (Diluent ; Lyse )
  • Thiết kế thông minh, ít tiêu hao hóa chất, ít bảo trì hệ thống
  • Độ lặp lại rất tốt, giới hạn tuyến tính cao và tỷ lệ nhiễm chéo thấp  

Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng

Máy sinh hóa tự động EXC 200

Trạng thái: Có sẵn

Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc

  • Tốc độ 240 test/h, chức năng truy cập ngẫu nhiên, nạp mẫu liên tục, chạy mẫu cấp cứu.
  • Tích hợp màn hình màu cảm ứng ngay trên thân máy
  • Hệ thống quang học ma trận khép kín với 12 bước sóng
  • Thể tích lấy mẫu nhỏ ( 90- 450 µl )
  • Khay phản ứng ổn định nhiệt độ sử dụng công nghệ ủ khô

Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng

Máy điện giải mini ISE

Trạng thái: Có sẵn

Hãng sản xuất: CORNLEY
Nước sản xuất: Trung Quốc

  • Màn hình cảm ứng màu 7 inch, giao diện thông minh
  • Thể tích mẫu tối tiểu 90 µl
  • Thời gian phân tích nhanh chóng 25s
  • Thiết kế di động, trọng lượng chỉ gần 4 kg
  • Hỗ trợ máy in có dây, không dây qua USB/ Wifi

Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng

Video liên quan

Xem thêm

0901.333.689