Hotline: 0901 333 689   |   Mail: datvietmedi@gmail.com

Các chỉ số thiếu máu trong xét nghiệm huyết học và một số phương pháp quan trọng trong đánh giá thiếu máu

Các chỉ số thiếu máu trong xét nghiệm huyết học như HGB, RBC, MCV, HCT,...đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi tình trạng thiếu máu của bệnh nhân. Trong bài viết này, Đất Việt Medical đã chia sẻ với bạn ý nghĩa của những chỉ số thiếu máu, biểu hiện thiếu máu và cách phòng ngừa thiếu máu hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!

những chỉ số thiếu máu trong huyết học

Tham khảo:

Thiếu máu là gì? Nguyên nhân do đâu?

Thiếu máu là một tình trạng rối loạn về máu khi cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu hoặc lượng huyết sắc tố (hemoglobin) trong hồng cầu bị giảm. Hemoglobin là một protein giàu sắt, có vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và tế bào trong cơ thể. Khi mức huyết sắc tố giảm dưới ngưỡng 120 g/L, cơ thể không đủ oxy phục vụ cho các hoạt động sống, gây ra các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược.

Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, mất máu từ kỳ kinh nguyệt, loét dạ dày, hoặc chế độ ăn uống thiếu sắt đều có thể dẫn đến thiếu máu. Bên cạnh đó, thiếu vitamin như B12 và axit folic, viêm nhiễm mãn tính, hay các bệnh di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm cũng góp phần gây thiếu máu. Thai kỳ cũng là một giai đoạn nhạy cảm khi nhu cầu sắt tăng cao để nuôi dưỡng cả mẹ và thai nhi.

Dựa vào đâu để biết thiếu máu?

Thiếu máu có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng, và được phân loại dựa trên nồng độ huyết sắc tố (hemoglobin) trong máu. Theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, thiếu máu được chia thành bốn mức độ: 

  • Thiếu máu nhẹ khi huyết sắc tố từ 90-120 g/L
  • Thiếu máu trung bình từ 60-90 g/L
  • Thiếu máu nặng từ 30-60 g/L
  • Thiếu máu rất nặng khi huyết sắc tố dưới 30 g/L

chỉ số xét nghiệm thiếu máu 

Các triệu chứng của thiếu máu thường gặp là da xanh xao, hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh, và rối loạn nội tiết ở nữ giới. Tuy nhiên, để xác định chính xác có bị thiếu máu hay không, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm huyết học. Xét nghiệm này sẽ đo nồng độ huyết sắc tố và số lượng hồng cầu, cho phép đánh giá mức độ thiếu máu chính xác của bệnh nhân. Xét nghiệm nên được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, nơi có trang bị máy phân tích huyết học hiện đại để đảm bảo kết quả chính xác. Việc nhận biết triệu chứng để thực hiện chẩn đoán sớm là điều nên làm để điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do thiếu máu gây ra.

Các chỉ số thiếu máu trong xét nghiệm huyết học

Thực hiện xét nghiệm huyết học là phương pháp cơ bản để đánh giá tình trạng thiếu máu. Xét nghiệm này cung cấp nhiều chỉ số khác nhau, liên quan đến thiếu máu, giúp xác định mức độ và nguyên nhân của tình trạng này. Trong đó có một số cjor số thiếu máu cơ bản sau:

  • Hemoglobin (Hgb): Đây là chỉ số chính đánh giá mức độ thiếu máu. Ở nam giới, nếu hemoglobin < 14 g/dL (140 g/L) và ở nữ giới < 12 g/dL (120 g/L) thì có thể kết luận bị thiếu máu.
  • Hematocrit (Hct): Chỉ số này đo tỷ lệ phần trăm máu được tạo thành từ hồng cầu. Hematocrit < 42% ở nam và < 37% ở nữ là dấu hiệu của thiếu máu.
  • Số lượng hồng cầu (RBC): Số lượng hồng cầu thấp cũng phản ánh tình trạng thiếu máu. Ở nam, RBC < 4,5 triệu/mcL (< 4,5 × 10^12/L) và ở nữ < 4 triệu/mcL (< 4 × 10^12/L) được xem là dấu hiệu thiếu máu.
  • Thể tích trung bình hồng cầu (MCV): MCV cho biết thể tích của hồng cầu. Hồng cầu nhỏ (MCV < 80 fL) có thể do thiếu sắt hoặc thalassemia. Hồng cầu lớn (MCV > 100 fL) có thể do thiếu vitamin B12 hoặc folate.
  • Độ phân bố kích thước của tế bào hồng cầu (RDW): Chỉ số này đo độ thay đổi kích thước hồng cầu. RDW cao có thể chỉ ra sự phân bố kích thước không đều của hồng cầu, thường gặp trong thiếu máu thiếu sắt.
  • Nồng độ hemoglobin trung bình của tế bào hồng cầu (MCHC): MCHC < 30% cho thấy tình trạng hồng cầu nhược sắc, thường do thiếu sắt. Hồng cầu bình sắc có MCHC trong khoảng 30-36%.

xét nghiệm thiếu máu gồm những gì

3 phương pháp đánh giá thiếu máu quan trọng khác

Bên cạnh xét nghiệm huyết học, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các phương pháp chuyên sâu khác như:

1. Tiêu bản máu ngoại vi

Tiêu bản máu ngoại vi là phương pháp được sử dụng để đánh giá các bất thường về tế bào máu, đặc biệt là hồng cầu. Kỹ thuật này cho phép quan sát hình dạng, kích thước, và các thay đổi về cấu trúc của hồng cầu. Ví dụ, các tế bào hình bia bắn có thể chỉ ra bệnh gan hoặc rối loạn huyết sắc tố. Ngoài ra, tiêu bản máu ngoại vi còn giúp phát hiện những bất thường như tế bào hồng cầu hình liềm, hình cầu, hoặc các mảnh vỡ tế bào do quá trình tán huyết. Phương pháp này cũng được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến ký sinh trùng, như sốt rét.

2. Số lượng hồng cầu lưới

Số lượng hồng cầu lưới (RET) là chỉ số được dùng để đánh giá phản ứng của tủy xương trong quá trình sản sinh hồng cầu. Trong tình trạng thiếu máu, chỉ số này cho biết liệu thiếu máu có phải do sự giảm sản xuất hồng cầu hay do tán huyết. Thông thường, tỷ lệ hồng cầu lưới ở mức 0,5-1,5% hoặc 50.000-150.000/mcL. Nếu số lượng hồng cầu lưới cao, điều này cho thấy tủy xương đang tăng cường sản xuất hồng cầu, thường xảy ra khi có tán huyết. Ngược lại, số lượng hồng cầu lưới thấp gợi ý thiếu máu do tủy xương sản xuất không đủ.

xét nghiệm hồng cầu lưới để làm gì

3. Chọc hút và sinh thiết tủy xương

Phương pháp cuối cùng trong danh sách các phương pháp chuyên sâu tầm soát thiếu máu không nằm trong danh sách chỉ số thiếu máu trong xét nghiệm huyết học là chọc hút và sinh thiết tủy xương. Phương pháp này giúp quan sát trực tiếp các tế bào tiền thân hồng cầu, từ đó đánh giá chính xác nguyên nhân gây thiếu máu. Phương pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp thiếu máu không rõ nguyên nhân hoặc khi nghi ngờ có rối loạn tủy xương, như bệnh lơ xê mi hoặc hội chứng rối loạn sinh tủy. Sinh thiết tủy xương cũng hữu ích trong việc phát hiện di căn và đánh giá tình trạng sắt của cơ thể. Thủ thuật này khá an toàn và thường được thực hiện ở vùng gai chậu để lấy mẫu tủy xương.

Cách điều trị và phòng ngừa thiếu máu

Để điều trị và phòng ngừa thiếu máu hiệu quả, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau nhưng có tham khảo y kiến của bác sĩ chuyên môn: 

1. Cách điều trị thiếu máu

Việc điều trị thiếu máu cần xác định đúng nguyên nhân để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp phổ biến mà bác sĩ chỉ định thường bao gồm:

  • Bổ sung sắt, axit folic và vitamin B12: Dùng dưới dạng viên uống hoặc qua thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt đỏ, ngũ cốc, rau xanh đậm.
  • Tiêm hormone erythropoietin: Giúp kích thích sản xuất hồng cầu, thường áp dụng cho bệnh nhân suy thận, viêm khớp dạng thấp hoặc AIDS.
  • Truyền máu: Được sử dụng trong các trường hợp thiếu máu nặng, đặc biệt là khi cần cung cấp nhanh lượng hồng cầu.
  • Cấy ghép tủy xương: Dành cho bệnh nhân không thể sản xuất đủ hồng cầu, thường là do các rối loạn tủy xương nghiêm trọng.

2. Cách phòng ngừa thiếu máu

xét nghiệm hồng cầu lưới để làm gì 

Một số dạng thiếu máu có thể được phòng ngừa thông qua lối sống và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn có thể tự thực hiện những cách sau để phòng ngừa thiếu máu:

  • Chế độ ăn giàu sắt: Bổ sung thịt đỏ, đậu lăng, ngũ cốc, và rau xanh đậm.
  • Bổ sung folate và vitamin B12: Ăn nhiều sản phẩm từ sữa, rau xanh, ngũ cốc.
  • Tăng cường vitamin C: Giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn, có trong trái cây, ớt, và cà chua.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Giúp phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời các nguy cơ thiếu máu.
  • Phụ nữ cần bổ sung sắt: Đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, khi nhu cầu sắt tăng cao.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về các chỉ số thiếu máu trong xét nghiệm huyết học, cũng như những phương pháp chuyên sâu để nhận biết tình trạng thiếu máu của cơ thể. Hy vọng, với những thông tin mà Đất Việt Medical chia sẻ, bạn sẽ có được các thông tin, cách phòng ngừa hợp lý tình trạng này với bản thân và gia đình mình. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

26 Aug 2024

Hỏi Đáp:
Please choose a unique and valid username.

Sản phẩm nổi bật

Máy xét nghiệm huyết học Z3

Trạng thái: Có sẵn

Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc

  • Máy xét nghiệm huyết học thế hệ mới với tốc độ 70 test/h
  • Phân tích 3 thành phần bạch cầu, 21 thông số.
  • Chỉ sử dụng 2 loại hóa chất (Diluent ; Lyse )
  • Thiết kế thông minh, ít tiêu hao hóa chất, ít bảo trì hệ thống
  • Độ lặp lại rất tốt, giới hạn tuyến tính cao và tỷ lệ nhiễm chéo thấp  

Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng

Máy sinh hóa tự động EXC 200

Trạng thái: Có sẵn

Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc

  • Tốc độ 240 test/h, chức năng truy cập ngẫu nhiên, nạp mẫu liên tục, chạy mẫu cấp cứu.
  • Tích hợp màn hình màu cảm ứng ngay trên thân máy
  • Hệ thống quang học ma trận khép kín với 12 bước sóng
  • Thể tích lấy mẫu nhỏ ( 90- 450 µl )
  • Khay phản ứng ổn định nhiệt độ sử dụng công nghệ ủ khô

Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng

Máy điện giải mini ISE

Trạng thái: Có sẵn

Hãng sản xuất: CORNLEY
Nước sản xuất: Trung Quốc

  • Màn hình cảm ứng màu 7 inch, giao diện thông minh
  • Thể tích mẫu tối tiểu 90 µl
  • Thời gian phân tích nhanh chóng 25s
  • Thiết kế di động, trọng lượng chỉ gần 4 kg
  • Hỗ trợ máy in có dây, không dây qua USB/ Wifi

Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng

Video liên quan

Xem thêm

0901.333.689