Hotline: 0901 333 689 | Mail: datvietmedi@gmail.com
Hè đến, nhiệt độ tăng cao, ánh nắng mặt trời cũng gay gắt hơn, điều này có thể dẫn tới những tình trạng như mất nước, đau đầu, kiệt sức và nguy hiểm nhất là say nắng. Khi bị say nắng, bạn sẽ có những triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, mệt mỏi,...thậm chí là đột quỵ, gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy chẳng may bị say nắng nên làm gì? Bài viết hôm nay của Đất Việt Medical sẽ cung cấp những cách cấp cứu khi bị say nắng cần thiết nhất!
Xem thêm:
Say nắng hay sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao bất thường (thường cao trên 40 độ C), đi cùng với việc mất nước nghiêm trọng. Hậu quả của tình trạng này là cơ thể bị mất kiểm soát hệ thống điều hòa thân nhiệt tự nhiên, khiến các hệ cơ quan như hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp,...bị rối loạn.
Say nắng là tình trạng cấp cứu đặc biệt nghiêm trọng, có thể gây tổn hại tới não và nhiều cơ quan khác của cơ thể. Người bị say nắng có thể tàn phế vĩnh viễn hoặc tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời.
Say nắng thường diễn ra vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao, ánh nắng từ mặt trời chiếu gay gắt, cơ thể mất nước. Những đối tượng dễ bị say nắng là:
Khi đi bộ, lao động hoặc hoạt động ngoài trời dưới cái nắng quá lâu, các tia nắng mặt trời sẽ chiếu trực tiếp vào phần cổ và gáy của bạn. Dưới tác động từ sức nóng và nắng gay gắt từ mặt trời trong một thời gian dài, hoạt động của hệ thống điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị rối loạn, cùng với đó là tình trạng mất nước nghiêm trọng, khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Đồng thời, nếu độ ẩm không khí cao từ 60% trở lên, mồ hôi được tiết ra sẽ khó bay hơi, hạn chế khả năng tự làm mát của cơ thể.
Như vậy, nguyên nhân gây ra say nắng chính là việc hoạt động lâu dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời, nhất là vào mùa hè.
Triệu chứng khi bị say nắng
Khi bị say nắng, khả năng điều hòa thân nhiệt của cơ thể sẽ bị rối loạn, khiến thân nhiệt tăng rất cao, lên đến 40 độ C. Biểu hiện đầu tiên của tình trạng sốc nhiệt là mặt đỏ bừng, mệt lả người, da nóng khô, nôn ói, đau đầu,...Nặng hơn, có thể xuất hiện những triệu chứng như rối loạn ý thức, lơ mơ, chóng mặt, lúc này chức năng của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và hệ hô hấp đã bị ảnh hưởng. Nghiêm trọng hơn nữa, là rối loạn điện giải nặng, trụy tim, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu nhanh chóng.
Say nắng đặc biệt nguy hiểm với những người có bệnh mãn tính như người bị tiểu đường, bệnh phổi mãn tính, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu. Do đó, những đối tượng này nên đề phòng tình trạng sốc nhiệt khi ra ngoài trời nóng vào mùa hè.
Khi bị say nắng nên làm gì?
Khi bị say nắng (sốc nhiệt), việc sơ cứu ban đầu cho người bị say nắng là rất quan trọng, bởi vì nó quyết định lớn đến hiệu quả hoạt động điều trị, di chứng để lại sau này.
Ngay khi thấy ai đó bị say nắng với những biểu hiện như da đỏ ửng, nôn ói, da nóng khô, mệt lả,...thì cần phải hạ thân nhiệt khẩn cấp cho bệnh nhân. Không được dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp này, mà cần đưa bệnh nhân vào chỗ râm mát, cởi bỏ bớt quần áo trên người bệnh nhân, tiếp đó là chườm mát các vùng cổ, bẹn, nách và toàn thân bằng nước mát để hạ thân nhiệt cho bệnh nhân. Có thể sử dụng vòi nước hoặc chậu nước mát để xối lên người bệnh nhân và đặt thêm các túi đá chườm ở vùng bẹn, nách.
Nếu bệnh nhân có phản xạ nuốt thì cho bệnh nhân uống nước lọc bù nước, tuyệt đối không được uống nước ngọt, các loại đồ uống có cồn hoặc có gas, có cafein vì sẽ làm tăng cơn khát, cũng không được cho bệnh nhân uống nước lạnh.
Tiếp đó, cần gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Tiếp tục theo dõi thân nhiệt của bệnh nhân và thực hiện những biện pháp làm mát cơ thể cho đến khi nhiệt độ hạ xuống còn 38 - 39 độ C.
Trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ, ngừng hệ tuần hoàn, cần cứu cứu nhanh chóng bằng hà hơi thổi ngạt và ép tim trong suốt thời gian đợi xe cấp cứu.
Vào mùa hè, bạn nên hạn chế ra ngoài khi không cần thiết. Nếu bắt buộc phải hoạt động ngoài trời dưới cái nắng nóng vào mùa hè, bạn có thể thực hiện những cách sau để phòng ngừa say nắng:
Có thể thấy rằng, say nắng hay sốc nhiệt là tình trạng cần được quan tâm và đề phòng cao, nhất là vào mùa hè. Nếu như không có được cấp cứu hoặc có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh nhân có thể bị tàn phế hoặc tử vong. Khi thấy người bị say nắng, hãy áp dụng các cách cấp cứu mà chúng tôi đã chia sẻ trong phần “Khi say nắng nên làm gì?” và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Mùa hè là mùa dễ xảy ra nhiều bệnh lý, dịch bệnh phức tạp, do đó hãy theo dõi Đất Việt Medical thường xuyên để biết thêm những thông tin sức khỏe bổ ích khác nhé!
Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng
Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng
Hãng sản xuất: CORNLEY
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng