Hotline: 0901 333 689 | Mail: datvietmedi@gmail.com
Máy xét nghiệm khí máu là một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực y khoa, máy cung cấp thông tin quan trọng giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý chính xác hơn. Bài viết dưới đây sẽ khám phá nguyên lý máy xét nghiệm khí máu, làm sáng tỏ cách thức mà thiết bị này đang góp phần vào việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe hiện đại. Hãy cùng tìm hiểu về những đột phá mà máy xét nghiệm khí máu mang lại cho ngành y khoa nhé!
Xem thêm:
Máy xét nghiệm khí máu, một thiết bị không thể thiếu trong nhiều phòng thí nghiệm y khoa, đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích các thông số khí máu động mạch, tĩnh mạch của bệnh nhân. Thông qua việc đo lường nồng độ oxy và carbon dioxide, cũng như đánh giá sự cân bằng acid-base trong máu, máy xét nghiệm khí máu sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về các bệnh lý hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, bài tiết và thần kinh của người bệnh.
Máy xét nghiệm khí máu hoạt động dựa trên các phương pháp phân tích hóa học và vật lý, sử dụng cảm biến và điện cực chuyên biệt để đo lường các thông số khí máu cần thiết. Khi máu được lấy mẫu và đưa vào máy, các cảm biến sẽ phản ứng với các thành phần khí trong máu, từ đó sinh ra tín hiệu điện tử được máy tính hóa để phân tích và cung cấp kết quả.
Như vậy, máy phân tích khí máu có vai trò vô cùng quan trọng trong y khoa, đây là thiết bị giúp bác sĩ chuyên môn:
Trong thời đại hiện đại hóa y tế, nhiều máy xét nghiệm khí máu cũng đã được cải tiến với nhiều tính năng thông minh hơn, giúp tăng cường độ chính xác và giảm thời gian phân tích. Điều này đã giúp cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân và mở ra hướng đi mới trong việc quản lý, cũng như điều trị các bệnh lý phức tạp.
Nguyên lý xét nghiệm khí máu đã được biết đến từ lâu và được sử dụng để chẩn đoán nhiều bệnh lý. Dần dần, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, máy xét nghiệm khí máu đã trở nên linh hoạt, nhỏ gọn và hỗ trợ công suất cao hơn rất nhiều. Chúng ta hãy cùng khám phá sự phát triển của phương pháp xét nghiệm khí máu và cách máy xét nghiệm khí máu hoạt động nhé!
Lịch sử phát triển phương pháp xét nghiệm khí máu
Cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, các nhà khoa học đã khám ra ra quy luật điện, điều này dẫn đến sự phát triển của nhiệt động học điện hóa vào thế kỷ 19. Năm 1887, Ostwald và Nernst, Van't Hoff và Arrhenius đã hợp tác với nhau, họ đã tìm ra được tầm quan trọng của hydro trong sinh học. Cùng với nghiên cứu về cơ chế đệm cơ thể của Van Slyke, Henderson, Barcroft và các cộng sự đã đặt ra nền tảng đầu tiên cho kỹ thuật đo khí máu.
Tiếp đó, điện cực thủy tinh được Cremer phát hiện vào năm 1909, được đưa vào sử dụng vào năm 1925 và đến năm 1950 thì phương pháp đo pH trong máu mới được giới thiệu trên thực tế.
Các công nghệ khác lần lượt được phát minh đã cung cấp một cái nhìn toàn diện trong phân tích khí máu:
Nguyên lý hoạt động của máy đo khí máu được hiểu cơ bản như sau: Máy sẽ sử dụng các điện cực để xét nghiệm thông tin về độ pH, nồng độ và phân áp của khí O2 và khí CO2 trong máu, cũng như một số thông số khác. Qua đó, đánh giá tình trạng rối loạn cân bằng kiềm toan và rối loạn oxy hóa máu. Xét nghiệm khí máu thường được thực hiện trên máu động mạch, một số trường hợp có thể làm thêm khí máu tĩnh mạch, mao mạch phổi để có thêm được các thông tin khác về tình trạng mạch máu hệ thống và mạch máu phổi.
Máy xét nghiệm khí máu được cấu tạo nên bởi những bộ phận cơ bản sau:
Các bộ phận khác: Máy in, bộ đọc mã vạch, màn hình hiển thị, bình thải,...
Đối với mô đun phản ứng, máy đo khí máu được cấu tạo bởi các điện cực sau: Điện cực pO2, điện cực Clark, điện cực pH, điện cực pCO2, điện cực Severinghaus, điện cực đo các chất điện giải (K+, Ca++, Na+, Cl-), điện cực đo các chất chuyển hóa (lactate và glucose), điện cực đo Hemoglobin (huyết sắc tố) và các sản phẩm chuyển hóa của Hemoglobin.
Như vậy về cơ bản, máy đo khí máu sử dụng nhiều điện cực khác nhau, có cấu tạo phù hợp để đo các chỉ số khí máu. Máy cũng được cấu tạo hoàn chỉnh bởi các bộ phận hỗ trợ quá trình phân tích như bộ phận vận hành, bộ phận hút mẫu và bộ phận hóa chất.
Cũng giống như các máy xét nghiệm khác, sai số trong kết quả xét nghiệm vẫn có thể xảy ra, dù ở một tỷ lệ vô cùng nhỏ. Kết quả xét nghiệm khí máu có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong ba giai đoạn của hoạt động xét nghiệm là:
Giai đoạn trước xét nghiệm
Đây là giai đoạn chuẩn bị, bao gồm các bước là: Bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý, chuẩn bị mẫu bệnh phẩm, lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm, tiếp nhận và chuẩn bị mẫu trong phòng xét nghiệm. Để tránh sai số trong giai đoạn này, người bệnh nhân được lấy máu trong tình trạng ổn định, bình tĩnh, thoải mái, cũng như lấy đúng loại mẫu máu cho chỉ số cần phân tích.
Giai đoạn trong xét nghiệm
Sai số trong giai đoạn trong quá trình xét nghiệm có thể đến từ:
Giai đoạn sau xét nghiệm
Các lỗi mà bạn cần tránh trong giai đoạn này là: Không ghi sai kết quả xét nghiệm, sai đơn vị đo; trả đúng kết quả với đúng bệnh nhân; trả kết quả đúng thời hạn yêu cầu (cần có thiết bị dự phòng tránh trường hợp máy hỏng).
Tóm lại, nhờ sự phát triển của công nghệ, các công nghệ xét nghiệm mới đã được áp dụng trong máy đo khí máu, trở thành phương tiện không thể thiếu khi nghiên cứu về nguyên lý máy xét nghiệm khí máu. Nhờ có các máy phân tích khí máu, máy xét nghiệm huyết học Z3, máy sinh hóa EXC200, các phòng khám đã có thể chăm sóc và chữa trị bệnh cho bệnh nhân một cách hoàn chỉnh nhất!
Là một đơn vị phân phối thiết bị y tế và hóa chất uy tín, nhiều kinh nghiệm, Đất Việt Medical mong rằng ngày càng có nhiều thiết bị xét nghiệm tiên tiến, tối ưu, kinh tế hơn nữa để cộng đồng xã hội luôn luôn khỏe mạnh!
Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng
Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng
Hãng sản xuất: CORNLEY
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng