Hotline: 0901 333 689 | Mail: datvietmedi@gmail.com
Chỉ số xét nghiệm PLT là một trong những chỉ số huyết học cơ bản và đóng vai trò quan trọng để bác sĩ chẩn đoán bệnh tình của bệnh nhân. Vậy xét nghiệm huyết học PLT là gì? Như thế nào là PLT bình thường? Cùng Đất Việt Medical giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Chỉ số PLT (Platelet Count) là chỉ số huyết học thể hiện số lượng của tiểu cầu có trong một đơn vị thể tích máu. Vậy xét nghiệm huyết học PLT là xét nghiệm tiểu cầu.
Chỉ số PLT có giá trị bình thường là 150 - 400 G/L. Trong số các ca xét nghiệm, chỉ số PLT được máy xét nghiệm huyết học cung cấp thường có giá trị là 200 G/L, điều này có nghĩa là trong một lít máu người trưởng thành sẽ có khoảng 200 hoặc 150 đến 400 tỷ tế bào máu tiểu cầu.
Xem thêm:
Tiểu cầu thực hiện vai trò chủ yếu trong việc đông máu. Khi đó, khi cơ thể bị thương, các tế bào tiểu cầu sẽ vỡ ra rồi kết hợp lại, tạo nên một chiếc “lưới” ngăn máu chảy ra ngoài vết thương.
Như vậy, khi cơ thể bị thương nghiêm trọng hoặc bị chảy máu (không rõ nguyên nhân), xuất hiện những vết thương mà cơ thể không thể tự cầm được máu thì đó là lúc bạn cần thực hiện xét nghiệm PLT.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm PLT trong những trường hợp sau:
Thông thường, việc xét nghiệm chỉ số PLT sẽ trải qua theo quy trình sau:
Đầu tiên, bệnh nhân cần nhận biết được dấu hiệu sức khỏe bất thường (so với ngày thường) của chính mình, sau đó tới các cơ sở y tế để liệt kê những vấn đề, triệu chứng cho bác sĩ. Bác sĩ cần thăm khám sơ bộ, sau đó chỉ định xét nghiệm cần thực hiện.
Thứ hai, kỹ thuật viên thực hiện lấy máu từ tĩnh mạch bằng kim tiêm. Sau đó đựng mẫu máu trong ống nghiệm chuyên sử dụng trong xét nghiệm huyết học. Cần bảo quản mẫu thật kỹ và cẩn thận, tránh làm hỏng mẫu để không ảnh hướng tới kết quả xét nghiệm.
Tiếp đó, kỹ thuật viên thao tác và đưa mẫu xét nghiệm vào kim hút của máy huyết học để máy thực hiện quá trình phân tích các thông số.
Cuối cùng, bác sĩ xem kết quả được máy cung cấp và đưa ra chẩn đoán về chỉ số PLT.
Chỉ số huyết học PLT là chỉ số có ý nghĩa quan trọng để bác sĩ chẩn đoán những căn bệnh liên quan đến đông máu. Trong đó, chỉ số PLT cao và thấp có những ý nghĩa sau trong y khoa:
Chỉ số PLT trong máu cao
Trường hợp chỉ số PLT đo được của bệnh nhân cao hơn giá trị bình thường, tức là lớn hơn 400 - 450 G/L, thì tiểu cầu sẽ dễ bị bị kết dính lại với nhau, tạo nên cục máu đông. Từ đó, gây ra hiện tượng tắc nghẽn mạch máu, làm cản trở sự lưu thông bình thường của dòng máu. Điều này là cực kỳ nguy hiểm, khiến bệnh nhân đột quỵ. Bên cạnh đó, các cục máu đông có thể xuất hiện trong mạch máu ở tim, gây ra bệnh nhồi máu cơ tim.
Chỉ số PLT tăng có thể do các bệnh xơ hóa tủy xương, rối loạn tăng sinh tủy xương (nơi mà tiểu cầu được sinh ra), viêm, phẫu thuật cắt bỏ lá lách.
Chỉ số PLT trong máu thấp
Đối với trường hợp chỉ số PLT trong máu thấp hơn bình thường, tức là giá trị của PLT nhỏ hơn 150 G/L, thì bệnh nhân rất có thể đang mắc bệnh rối loạn đông máu. Khi đó, chỉ cần một vết thương nhỏ là bệnh nhân sẽ mất rất nhiều máu, thậm chí trong trường hợp nặng thì máu không có khả năng tự động lại (do không có đủ tiểu cầu cần thiết để máu kết dính lại với nhau.
Bệnh rối loạn đông máu là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm vì nếu bệnh nhân bị tai nạn, mà máu lại không thể đông để bịt kín vết thương lại thì bệnh nhân có khả năng tử vong cao do mất quá nhiều máu.
Nguyên nhân dẫn tới chỉ số PLT giảm là do sự thay thế hoặc ức chế tủy xương, ban xuất huyết sau truyền máu, phì đại lách hoặc giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại (ở trẻ sơ sinh).
Mặc dù chỉ số PLT bình thường là 150 - 400 G/L, tuy nhiên khi xét nghiệm, chỉ số này sẽ khác nhau tùy vào giới tính, tâm lý, độ tuổi, chủng tộc và cả thiết bị được sử dụng để xét nghiệm. Do đó, để đảm bảo một sức khỏe khỏe mạnh, bạn cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ, từ đó phát hiện sự bất thường trong chỉ số PLT và có biện pháp ứng phó.
Như vậy, qua bài viết trên, Đất Việt Medical đã giải đáp giúp bạn câu hỏi “Xét nghiệm huyết học PLT là gì?”. Hy vọng bạn có thể ứng dụng các thông tin trên để chủ động bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân. Mọi thắc mắc về bài viết hoặc thiết bị xét nghiệm máu, bạn có thể liên hệ số hotline 0901.333.689. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng
Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng
Hãng sản xuất: CORNLEY
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng