Hotline: 0901 333 689 | Mail: datvietmedi@gmail.com
Hiện nay, xét nghiệm máu đã trở thành một xét nghiệm phổ biến với nhiều người, đặc biệt là những người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ. Xét nghiệm này có thể cho biết các bệnh về tim mạch, thận, gan,...Nhiều người cũng đặt ra thắc mắc thêm “Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không?”. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn thắc mắc này!
Xét nghiệm máu là một phương pháp phân tích mẫu máu để đánh giá các thành phần trong máu như tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tiểu cầu (xét nghiệm huyết học) và các chất hóa học khác (xét nghiệm sinh hóa). Đây là một công cụ quan trọng trong y học, giúp bác sĩ chẩn đoán và theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Xét nghiệm máu có vai trò rất quan trọng, từ việc phát hiện sớm các bệnh lý như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn đông máu, đến việc đánh giá chức năng của các cơ quan quan trọng như gan, thận, và tim. Theo một số nguồn tin, xét nghiệm máu còn hỗ trợ theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư, liệu thông tin này có đáng tin cậy?
Xem thêm:
Xét nghiệm máu có thể phát hiện ung thư thông qua việc tìm kiếm các dấu ấn ung thư, là các protein đặc biệt hoặc hormone do tế bào ung thư sinh ra. Ví dụ, AFP là dấu ấn cho ung thư gan, CEA cho ung thư đại tràng, CA19-9 cho ung thư tụy, CYFRA 21 cho ung thư phổi, và CA 125 cho ung thư buồng trứng. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn có thể tìm các gen gây ung thư như BRCA2 cho ung thư vú hay APC cho ung thư đại tràng, giúp phát hiện ung thư từ giai đoạn rất sớm.
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng xét nghiệm máu không thể hoàn toàn chính xác trong việc phát hiện ung thư (tức là kết quả không thể chắc chắn 100%). Kết quả xét nghiệm máu có thể là dương tính giả do sự hiện diện của các chất tương đồng với khối u trong máu. Để xác nhận chính xác, thường cần thực hiện lại xét nghiệm sau từ 3 - 6 tháng. Nếu thật sự có khối u ung thư, các chỉ số sẽ tăng dần theo kích thước khối u và cần kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp CT hoặc cộng hưởng từ để xác định chính xác bệnh ung thư.
Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng có nguy cơ âm tính giả, tức là người bệnh thực sự có ung thư nhưng xét nghiệm không phát hiện được. Ví dụ, một số trường hợp ung thư gan không tiết AFP vào máu. Điều này khiến bệnh nhân có thể hiểu nhầm rằng mình không mắc bệnh, trong khi ung thư vẫn phát triển âm thầm. Do đó, dù xét nghiệm máu có thể cung cấp thông tin quan trọng, nhưng không thể dựa vào nó hoàn toàn để chẩn đoán ung thư mà cần kết hợp với các xét nghiệm và chẩn đoán khác để có kết quả chính xác.
Xét nghiệm máu có thể phát hiện nguy cơ của nhiều loại ung thư khác nhau thông qua việc đo các chỉ số sinh học đặc trưng. Chỉ số CEA (Carcinoembryonic Antigen) tăng cao có thể chỉ ra nguy cơ ung thư đại trực tràng, thực quản, vú, vùng đầu cổ, phổi, dạ dày, gan, tụy, tuyến giáp, buồng trứng và cổ tử cung. Chỉ số AFP (Alpha-Fetoprotein) tăng cao thường xuất hiện trong ung thư gan nguyên phát, buồng trứng và tinh hoàn.
Chỉ số CA 125 tăng cao có thể chỉ ra ung thư buồng trứng, phổi, vú, tử cung và các ung thư đường tiêu hóa khác. CA 19-9 là dấu ấn của ung thư dạ dày, tuyến tụy và các ung thư đường tiêu hóa. CA 15-3 thường liên quan đến ung thư vú và đôi khi ung thư phổi. HCG (Human Chorionic Gonadotropin) tăng cao ngoài kỳ mang thai có thể xuất hiện trong ung thư tinh hoàn và ung thư màng đệm.
CYFRA 21-1 tăng cao có thể xuất hiện trong ung thư thực quản, phổi không tế bào nhỏ, vú, tuyến tụy và cổ tử cung. Kháng nguyên PSA (Prostate-Specific Antigen) giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt. CA 72-4 có thể chỉ ra ung thư dạ dày, buồng trứng và tinh hoàn, trong khi NSE (Neuro-Specific Enolase) tăng cao có thể liên quan đến ung thư phổi tế bào nhỏ, u nguyên bào thần kinh và u nội tiết.
Tuy nhiên, các chỉ số này có thể tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ riêng ung thư. Do đó, để chẩn đoán chính xác, cần kết hợp nhiều phương pháp khác như chụp CT, MRI, PET, siêu âm, nội soi và sinh thiết, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Chi phí xét nghiệm tế bào ung thư có thể khác nhau tùy thuộc vào loại xét nghiệm và nơi thực hiện. Dưới đây là bảng giá một số xét nghiệm tầm soát ung thư tại Viện Huyết học – Truyền máu TW:
Lưu ý rằng đây chỉ là một số xét nghiệm phổ biến và các bác sĩ có thể yêu cầu thêm các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm chuyên sâu để xác định chính xác.
Như vậy qua bài viết, Đất Việt Medical đã giải đáp cho bạn thắc mắc “Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không?”, cũng như chi phí xét nghiệm trung bình khi xét nghiệm chỉ dấu ung thư. Có thể thấy rằng, xét nghiệm máu là một công cụ giúp phát hiện sớm nguy cơ ung thư, tuy nhiên, không thể hoàn toàn thay thế các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu khác. Để có kết quả chính xác và nhanh chóng, hãy thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín, với thiết bị hiện đại như máy xét nghiệm miễn dịch Zybio EXI1800. Điều này đảm bảo bạn nhận được sự chẩn đoán tốt nhất, giúp phát hiện và điều trị kịp thời!
Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng
Hãng sản xuất: ZYBIO
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng
Hãng sản xuất: CORNLEY
Nước sản xuất: Trung Quốc
Tải Brochure Tiếng ViệtTải Brochure Tiếng Anh Tải thông số kỹ thuật Hướng dẫn sử dụng